Khối Back 4 không đối xứng: Vì sao M.U và nhiều đại gia khác thích sử dụng ?

Thời gian gần đây, nhiều đội bóng lớn tại Châu Âu đang khá chuộng sử dụng khối Back 4 không đối xứng khi tổ chức tấn công. Đó là những Man City, Liverpool, Bayern (dùng từ mùa trước), Arsenal, Barca hay cả Man United. Vậy, sử dụng khối back 4 lệch mang lại hiệu quả như thế nào cho một đội bóng khi tấn công. Mình sẽ nói qua từng đặc điểm của khối này và gắn liền 1 trường hợp cụ thể (là các đội bóng kể trên vào để mọi người dễ hình dung).

Đầu tiên, phải nói qua về khối back 4 không đối xứng là gì đã. Đây đơn giản là cách phân công phạm vi hoạt động của 2 Fullback (hậu vệ cánh) trong hệ 4 hậu vệ. Khi đó, 1 Fullback sẽ được cho phép dâng lên rất cao, làm nhiệm vụ hỗ trợ tấn công, kéo bóng, bó vào trong như một hậu vệ biên ảo, hoặc dâng lên cao ngang hàng với các tiền đạo phía trên. Trong khi đó, Fullback còn lại sẽ lùi xuống và cùng 2 trung vệ hợp thành hệ Back 3, nhằm bọc lót cũng như tạo thêm giải pháp chuyền bóng khi cả đội build up tuyến đầu.

2 Fullback thường xuyên tự do dâng cao của Man City

Giờ mình sẽ nói qua những điểm mạnh của hệ thống Back 4 lệch này mang đến cho từng hệ thống khác nhau. Điểm mạnh lớn nhất mà cách bố trí này mang lại đó là việc chúng giúp đội bóng dễ dàng chuyển từ hệ back 4 thuần túy trên giấy tờ sang hệ thống Back 3 khi Build up. Cách bố trí này sẽ cực kỳ phù hợp với các đội bóng ưa thích build up với khối 3-1 hoặc 3-2, mà không cần phải kéo 1 tiền vệ trung tâm về sâu dưới hàng thủ.

Với khối build up 3-1, 2 trung vệ giỏi dùng chân, cùng 1 hậu vệ biên (lai trung vệ) ở phía dưới sẽ giúp cho Single Pivot ở bên trên không phải lùi về quá sâu, tạo điều kiện cho những tình huống lách người thoát pressing và kéo bóng lên phía trên (MU đang thử dùng cách build up này với cặp trung vệ + Dalot/ Shaw thay nhau lùi về cùng Casemiro hoặc Eriksen ở phía trên). Hoặc Barca cũng là một đội bóng khá ưa thích khối 3-1 vì Busquets của họ rất mạnh trong việc tự mình xoay sở và kéo bóng.

Đó là về khối 3-1 còn với những đội ưa thích build up với khối 3-2, hệ thống Back 4 lệch này sẽ mang đến những cách bố trí đa dạng hơn. Ví dụ điển hình cho sự đa dạng ấy phải kể đến Man City. Họ có rất nhiều cách để thi triển khối 3-2 với hệ thống Back 4 lệch này. Hệ thống thường sẽ bao gồm gồm cặp trung vệ Dias, Ake và 1 Fullback phải lùi về (Walker hoặc Akanji). Điểm khác biệt nằm ở 2 cái tên ở phía trên mà Cancelo là điểm mấu chốt.

>>> Click tại đây: Nhà cái Fun88 uy tín mới nhất <<<

Pep hoàn toàn có thể để Cancelo dâng lên cao ngang với các tiền đạo, khi đó Bernardo và Gundogan sẽ lùi về để cùng Rodri tạo thành bộ đôi pivot trước hệ thống back 3 tạo thành khối 3-2. Đây cũng là cách mà những Bayern (Pavard ở nhà, Davies dâng cực cao, cặp Pivot Kimmich – Sabitzer), Barca khi chuyển sang khối 3-2 (Pedri lùi về ngang Busquets tạo thành cặp Pivot). Cách bố trí này sẽ giúp các HLV tận dụng tối đa khả năng tấn công của 1 Fullback bất kỳ, mà vẫn đảm bảo sự chắc chắn với sự bọc lót ở sân nhà của Fullback còn lại.

Còn nếu Pep muốn giữ Bernardo hoặc Gundogan ở trên, ông hoàn toàn có thể chỉ định Cancelo bó vào trong chơi ngang với Rodri. Cách bố trí này sẽ giúp tận dụng tối đa khả năng của một Inverted Fullback, đồng thời giúp các số 8 nhô cao (dạng như Gundogan hay Bernardo Silva) được phép thoải mái xâm nhập vòng cấm mà không cần quá quan tâm đến việc tổ chức và phòng ngự ở bên dưới. Đây cũng là cách mà Barca đã sử dụng với Roberto bó vào trong chơi ở Half Space trước Inter vào đêm qua.

>>> Vào ngay cơ hội nhận thưởng tại: Bản tin bóng đá mới nhất <<<

Arsenal hồi đầu mùa

Arsenal cũng là 1 ví dụ điển hình, nhưng họ chỉ dùng khối này vào những trận đầu mùa. Khối Back 4 lệch tạo thành hệ thống 3-2 khi Build Up của đội bóng này sẽ bao gồm: Ben White chơi ngang cặp trung vệ, Zinchenko bó vào cùng Partey chơi ở trên, đẩy Odegaard và Xhaka lên rất cao để tổ chức hãm thành sau khi thoát pressing thành công. (Đây cũng là khối build up mà Arsenal đã dùng đêm qua tại cup C2, nhưng với nhiều cái tên dự bị).

Liverpool vài trận trước khi Arnold chấn thương, Klopp đã thử sử dụng cách bố trí này để hạn chế khoảng trống mà Trent để lại phía sau

Klopp có vẻ cũng đang muốn thử nghiệm hệ thống Back 4 lệch, nhằm khắc phục những khoảng trống mà Arnold thường để lại. Một là để Arnold thoải mái dâng cao, Robertson/ Tsimikas sẽ phải lùi về để cùng Van Dijk và Matip bọc lót ở dưới. Hai là kéo luôn Arnold về ngang Van Dijk và Matip, đẩy Fullback trái lên. Nhưng tới giờ thì cả 2 cách bố trí ấy đều vẫn chưa mang lại quá nhiều hiệu quả, mà Arnold thì cũng què luôn rồi.

Bayern hồi đầu mùa, khi chưa chuyển sang 4-2-2-2

M.U bữa trận gặp Everton cũng dùng cách bố trí này. Lisandro Martinez – Lindelof với Shaw ở dưới, Dalot dâng cao, Eriksen và Casemiro thay nhau lùi về. Hôm đó chẳng qua Casemỉo chuyền thọt quá nên thầy 10 mới phải kéo Eriksen về và đẩy Shaw lên lại, chứ không thì khoảng  MU sử dụng khối đội hình lệch đó ép ngược lại đối thủ cũng khá ổn áp.

Cũng có 1 số trận M.U linh hoạt giữa việc dùng khối 3-2 (Dalot đá ngang cặp trung vệ, Malacia bó vào chơi ngang Eriksen) hoặc 2-3 (Dalot dâng lên ngang Malacia và Eriksen) Nhìn MU lên bóng thời Ten Hag nó sáng sủa hơn hẳn mấy thời trước cũng đủ hiểu trình độ của thầy 10 ở đâu rồi. Ổng đang áp dụng từ từ những cái nét hiện đại vào MU, giờ phải chờ coi cầu thủ MU ngấm được tới đâu mà thôi.

Thôi bài dài rồi nên tóm lại là hệ Back 4 không đối xứng này đang có vẻ là trend và được nhiều đội bóng lớn sử dụng. Nó phổ biến là vì không quá phức tạp, dễ giúp HLV thực hiện nhiều ý đồ khác nhau. Chấm hết chứ viết dài quá mấy ông lại bảo lắm chữ đọc không nổi rồi lướt qua bài của tôi luôn thì khổ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tắt Quảng Cáo